Vua Quả Lành và Hoàng Hậu Sivali
Gia Tăng Quyền Lực (Chương 2)
Thủy Tú dịch thuật
Ngày tháng trôi qua, em bé sơ sanh đó đã trở
thành một cậu bé con. Bạn bè của nó thường hay chọc ghẹo chỉ vì em
không được sinh ra trong giai cấp cao như chúng. Vì thế cậu bé đến hỏi
mẹ coi ai là cha của em. Bà khuyên con đừng để ý đến lời nói của
mấy đứa bé kia. Bà nói cho nó biết người cha đã qua đời của nó là
Vua Quả Xấu của xứ Mithila. Và bằng cách nào mà em của ông, Hoàng
tử Quả Nghèo đã cướp đoạt ngai vàng. Sau khi nghe mẹ kể, cậu bé
chẳng còn bận tâm nữa khi nghe mấy đứa trẻ kia gọi mình là “con trai
của bà góa”.
Khi cậu được gần tròn16 tuổi, chàng
trai trẻ thông minh sáng dạ Quả Lành đã học và lảnh hội được các
bộ môn tôn giáo, văn chương và kỹ năng của một chiến binh. Cậu đã trở
thành một thanh niên vô cùng tuấn tú.
Cậu quyết định là đã đến lúc phải lấy lại
vương miện chính đáng của mình, cái ngai vàng mà người chú đã cướp
đoạt bấy lâu nay. Rồi cặu đến hỏi mẹ rằng, “Mẹ có giữ chút của
cải, tài sản nào của cha con không?” Bà đáp, “Có chứ! Mẹ chẳng
bỏ trốn với hai bàn tay không đâu. Vì nghĩ đến con, nên mẹ đã đem theo
các chuỗi ngọc, nữ trang cẩn đá quý và kim cương. Nên con không cần
phải đi làm để kiếm tiền đâu. Hảy ra đi và tìm cách lấy lại vương
quốc của con.”
Nhưng cậu nói, “Không đâu
thưa mẹ, con sẽ lấy một nửa thôi. Con sẽ đi thuyền đến Burma, vùng
đất vàng, và gầy dựng tài sản của con ở đó.” Mẹ cậu nói, “Không
được đâu con, đi thuyền xa xôi như vậy thì nguy hiểm lắm. Có nhiều tài
sản ở đây lắm mà!” Cậu nói, “Con phải để lại
một nửa cho mẹ, để mẹ có thể sống thoải mái như một bà hoàng.”
Thế rồi cậu đã lên đường đi đến Burma bằng đường biển như dự định.
Vào ngày Hoàng tử Quả Lành ra khơi, ở kinh
thành Mithila, vua Quả Nghèo đã lâm trọng bệnh. Ông bị đau nặng đến
độ không thể bước ra khỏi giường.
Trong khi đó, con tàu trên
đường đến Burma với khoảng 350 hành khách, đã ở trên biển
được bảy ngày. Sau đó có một trận bão lớn xảy ra làm cho con tàu
bị hư hỏng nặng. Tất cả mọi người trên tàu ngoại trừ hoàng tử đã la
khóc, sợ hãi và cầu nguyện với thánh thần của họ xin được cứu
giúp. Nhưng vị Bồ Tát đã không chút sợ hãi, đấng Giác Ngộ không cầu
xin bất cứ một vị thánh thần nào đến cứu. Trái lại, người đã tự
cứu lấy mình.
Hoàng tử lấy bơ trộn với đường làm thức ăn
cho chắc bụng vì người không biết lúc nào sẽ được ăn nữa. Cậu nhúng
quần áo của mình vô dầu để giữ cho khỏi lạnh và có thể nổi lên
trên mặt nước.
Rồi khi tàu bắt đầu chìm, cậu tìm cách giữ
chậc lấy cột buồm, vì nó là phần cao nhất của con tàu. Khi sàn tàu
chìm xuống dưới nước, hoàng tử kéo mình lên cao trên cột buồm.
Trong lúc ấy, những người đang run rẩy khấn
cầu trên tàu đã bị sóng biễn cuốn chìm xuống nước và bị nuốt
chửng bởi những con cá đói và những con rùa khổng lồ. Chẳng mấy
chốc nước ở chung quanh đã đổi thành màu đỏ của máu.
Khi tàu chìm, Hoàng tử Quả Lành đã leo lên đỉnh
của cột buồm. Đổ tránh khỏi bị nuốt chửng trong biển máu, cậu dùng
sức nhảy thật mạnh từ đỉnh buổm về hướng của vương quốc Mithila. Và
cũng nhờ vậy mà hoàng tử đã có thể tự cứu mình thoát khỏi hàm
răng sắt bén của lũ cá mập và rùa. Vào lúc ấy, Vua Quả Nghèo đã
trút hơi thở cuối cùng trên giường bệnh.
Sau khi nhảy vọt thật xa từ đỉnh cột buồm,
hoàng tử đã rơi xuống vùng biển có màu xanh ngọc. Toàn thân cậu tỏa
sáng như vàng vì cậu đã bơi suốt bảy ngày đêm. Nhìn thấy trăng tròn
cậu biết hôm nay là ngày rầm chay tịnh. Nên hoàng tử làm sạch miệng
mình bầng cách xúc miêng với nước biển và suy tưởng đến “Tám Bước
Đường Tu Tập”.
Vào thuở xa xưa ấy, các vị thần của bốn phương đã chỉ định một vị
thần nữ làm thần bảo vệ các vùng biển. Họ nói cho thần nữ biết
là bổn phận của bà là bảo vệ cho những ai biết kính yêu mẹ của họ
và người lớn tuổi khác. Vì thế, những người này nếu có bị rớt
xuống biển thì sẽ được bà bảo vệ.
Do vậy mà Hoàng tử Quả Lành xứng đáng được sự
bảo vệ của thần biển. Nhưng trong
bảy ngày cậu lênh đênh trên biển, thần nữ đã không để ý làm bổn
phận của mình! Bà đã quá bận rộn hưởng thụ những thú vui tiên cảnh mà quên
không canh chừng biển.
Cuối cùng bà sực nhớ đến bổn phận của mình nên
đã nhìn khắp các vùng biển. Rồi bà nhìn thấy vị hoàng tử với tấm
thân màu vàng nâu đang vùng vẫy dưới nước sau bảy ngày đêm phải bơi
lội trên đại dương. Thần nữ nghĩ, “Nếu ta để cho Hoàng tử Quả Lành
chết trong biển, ta sẽ không được các vị thần trên tiên cảnh đón nhận nữa.
Vì quả thật vị hoàng tử này chính là một đấng Giác Ngộ!”
Rồi
bà biến thành một tiên nữ xinh đẹp, hiện ra trên bầu trời gần chỗ cậu.
Vì muốn học hỏi về Chân Lý từ hoàng tử nên bà liền hỏi, “Biển
rộng bao la vô bờ bến, taị sao ngươi lại cố gắng đi đến nơi cuối cùng
của biển?”
Nghe những lời này hoàng tử thầm nghĩ, “Mình
đã bơi trên biển suốt bảy ngày, không gặp một người nào vậy thì đây
là tiếng của ai?” Khi cậu trông thấy thần nữ bay lơ lững trên không,
cậu nói, “Chào thần nữ xinh đẹp, tôi biết nỗ lực đó là sự vận
hành của thế giới. Cho nên khi mà tôi còn ở trong thế giới này, tôi
sẽ thử và thử mãi, cho dù là ở giữa biển cả mênh mông không nhìn
thấy bờ.”
Muốn được học hỏi thêm từ cậu nên bà lại
khảo hạch tiếp, “Vùng biển rộng này còn trải dài ra xa hơn cả những
gì mà cậu thấy, không thể nào đến được bờ. Nỗ lực của cậu thật
là vô ích – vì cậu sẽ phải chết ở đây!”
Hoàng tử trả lời, “Này thần nữ, làm sao mà
nỗ lực lại có thể vô ích? Vì khi mà một người không bao giờ từ bỏ
thử thách thì người ấy không thể bị khiển trách, dù là bởi người
thân của họ ở dưới trái đất này hay bởi những vị thần ở trên trời
kia. Cho nên người ấy không có gì để ân hận. Cho dù nó có vẻ như
không thể thực hiện được, nếu người đó ngưng cố gắng thì họ sẽ làm
cho nỗ lực của mình bị sụp đổ.!”
Hài lòng với câu trả lời của hoàng tử, vị
thần hộ mạng đã thử cậu lần cuối. Bà hỏi, “Tại sao cậu lại tiếp
tục, khi mà thật ra không có phần thưởng nào đang chờ ngoại trừ sự
đau đớn và cái chết.?”
Cậu trả lời bà thêm lần nữa, giống như là
một thầy giáo nói với học trò, “Nó chính là sự vận hành của thế
giới mà ở đó người ta ra kế hoạch và cố gắng để đạt được mục tiêu
của mình. Kế hoạch có thể thành công hay thất bại – chỉ có thời
gian mới biết được – nhưng giá trị chính là ở cái nỗ lực trong giây
phút hiện tại.
Và bên cạnh đó, này thần nữ, bà có thấy là
những hành động của tôi đã đem lại kết quả không? Những người bạn
đồng thuyền với tôi đã chỉ biết cầu nguyện và họ đã chết. Nhưng tôi
đã bơi cả bảy ngày và bảy đêm – và giờ đây bà đang ở trên cao, hảy
chứng kiến! Tôi sẽ bơi với tất cả sức mạnh của mình, dù có phải đi qua cả
cái biển này, để đến được bờ bên kia. Ngay cả khi tôi chỉ còn một chút
sức lực, tôi vẫn sẽ thử và thử nữa.”
Hoàn toàn hài lòng, vị thần biển có nhiệm vụ
bảo vệ người tốt liền nói, “Cậu là một người dám can đảm chống
lại đại dương bao la cho dù hi vọng rất mong manh, một người quyết
không từ bỏ những công việc khó khăn trước mặt, dám đến nơi nào mình
muốn! Cậu được sự bảo vệ của tôi và không ai có thể cản trở cậu. Hảy
nói cho tôi biết tôi có thể đưa cậu đi đâu.”
Hoàng
tử cho bà biết là mình muốn đến Mithila. Thần nữ nhẹ nhàng nâng cậu
lên như nâng một bó hoa và để cậu nằm trên ngực mình, như một người
mẹ âu yếm ẵm con thơ bé bỏng của mình. Rồi bà bay lên không, trong khi
đấng giác ngộ đi vào một giấc ngủ êm ả trên ngực thần nữ.
Khi đến Mithila, bà để cậu nằm trên một tảng đá
thiêng trong một vườn xoài, và yêu
cầu vị thần nữ ở khu vườn này canh chừng cậu. Rồi vị thần bảo vệ
của biển cả bay trở về thiên đường của bà.
Vua
Quả Nghèo qua đời để lại một cô con gái, ông không có
con trai. Cô được giáo dục cẩn thận và rất thông minh, tên của cô là
Công chúa Sivali.
Khi vua hấp hối, các quan đại thần hỏi ông, “Ai sẽ
lên kế vị vua?” Vua Quả Nghèo trả lời, “Người nào có thể làm hài
lòng con gái của ta Sivali; người nào có thể nhận ra đầu giường của
cái giường vuông của vua; người nào có thể kéo được cái cung tên mà
phải cần cả ngàn người mới kéo được hoặc là người nào có thể tìm
ra 16 kho tàng đã được cất dấu.”
Sau khi chôn cất nhà vua, các quan đại thần bắt
đầu đi tìm vua mới. Đầu tiên họ kiếm coi ai có thể làm hài lòng công
chúa. Họ cho gọi vị tướng Tổng tư lệnh của Quân đội vào.
Công chúa Sivali muốn thử tài sức ông ta vì mong
cho xứ Mithila được cai trị bởi một người lảnh đạo tài giỏi. Cô bảo
ông lên gặp cô. Ngay lập tức, ông chạy lên những bậc thang của cung
điện. Cô nói, “Để chứng tỏ sức mạnh của ông, hảy chạy vòng quanh
cung điện.” Chỉ nghĩ đến việc làm hài lòng công chúa, viên tướng cứ
chạy vòng quanh cung điện cho đến khi cô ra hiệu cho ông ngừng. Rồi cô
nói, “Bây giờ hảy nhảy lên xuống.” Lần nữa viên tướng lại làm theo
lệnh mà không suy nghĩ gì cả. Cuối cùng công chúa nói với ông ta,
“Hảy đến đây và đấm bóp chân ta.” Ông ngồi xuống trước mặt cô và bắt
đầu đấm bóp chân cô.
Đột nhiên cô đặt bàn chân lên ngực ông ta và đá ông
té lăn xuống cầu thang. Cô quay sang những người hầu nữ đang đứng đợi
và nói, “Tên đần độn này không có đầu óc gì cả.Hắn tưởng rằng sức
mạnh chỉ là chạy vòng quanh và nhảy lên nhảy xuống và tuân lệnh mà
không cần suy nghĩ. Hắn không có cá tính đặc sắc. Hắn thiếu năng lực
cần thiết để cai trị một vương quốc. Nên hảy đem liệng hắn ra khỏi
đây ngay lập tức!”
Sau này có người hỏi viên tướng về cuộc gặp gỡ giữa ông với Công chúa
Sivali. Ông ta nói, “Tôi không muốn nói về chuyện đó. Cô ta không phải
là con người!”
Điều tương tự cũng xảy ra với thủ quỹ, người giữ
con dấu của hoàng gia và kiếm sĩ hoàng gia. Công chúa thấy họ đều
là những tên ngốc nghếch không xứng đáng.
Vì thế mà các quan đại thần quyết định bỏ cuộc
về việc làm hài lòng công chúa và đi tìm người nào có thể kéo
được cung tên cần đến ngàn người để kéo. Nhưng họ cũng không thể tìm
thấy ai. Tương tự, họ không thể tìm thấy người nào biết đầu giường
của cái giường ngủ vuông của vua, hoặc người có thể tìm thấy 16 kho tàng.
Các
quan đại thần ngày càng lo lắng hơn vì họ đã không thể tìm thấy một
vị vua xứng đáng. Do đó họ đã hỏi ý kiến vị tu sĩ của hoàng tộc.
Ông nói với họ, “Bình tĩnh đi, các bạn. Chúng ta sẽ cho tổ chức một
lễ hội xe ngưạ hoàng gia. Hễ nó được chận lại bởi một người nào
thì người đó sẽ có đủ khả năng để cai trị hết cả Án Độ.”
Rồi họ trang hoàng chiếc xe và mang ách ràng bốn
con ngựa hoàng gia đẹp nhất vô xe. Vị tu sĩ có phẩm bật cao nhất vẩy
nước thánh từ một cái bình đựng
nước đã được làm phép bằng vàng. Ông tuyên bố, “Nào hảy lên đường,
hởi chiếc xe không người lái, và tìm cho được một người xứng đáng
với đầy đủ đức hạnh để cai trị vương quốc.”
Những con ngựa kéo chiếc xe đi quanh cung điện và sau
đó xuống các đại lộ chính của Mithila. Chúng được theo sau bởi bốn
đội binh – đội voi, đội xe ngựa, đội kỵ binh và bộ binh.
Các chính trị gia có nhiều thế lực nhất của
thành phố đã tưởng rằng đoàn diễn hành sẽ ngừng trước nhà họ.
Nhưng trái lại, nó đã rời bỏ thành phố qua cửa đông và đi thẳng đến
vườn xoài. Rồi nó ngừng trước tảng đá thiêng nơi Hoàng tử Quả Lành
đang ngủ.
Vị tu sĩ trưởng nói, “Chúng ta hảy thử người đàn
ông đang ngủ xem ông ta có xứng đáng làm vua không. Nếu ông chính là
người đó, ông sẽ không bị sợ hãi vì tiếng ồn của trống và các
nhạc cụ của bốn đội quân.” Rồi họ tạo ra những âm thanh ồn ào, nhưng
hoàng tử chỉ quay mình qua bên kia và tiếp tục ngủ. Thấy vậy họ làm
tiếng động lớn hơn nữa. Lần nữa, hoàng tử chỉ quay người từ bên này
qua bên kia.
Vị tu sĩ trưởng quan sát mặt dưới bàn chân của
người đang say ngủ đó. Ông nói, “Người đàn ông này không chỉ cai tri
Mithila mà là cả thế giới của bốn phương trời.” Rồi ông đánh thức
hoàng tử và nói, “Chúa công, hảy thức dậy, chúng tôi xin ngài hảy
làm vua của chúng tôi.”
Hoàng tử Quả Lành trả lời, “Chuyện gì xảy ra cho vua của ông?” “Ngài
ấy đã chết,” vị tu sĩ nói. “Thế ông ấy có con không?” hoàng tử hỏi.
“Chỉ có một con gái, Công chúa Sivali,” vị tu sĩ trả lời. Thế rồi
Hoàng tử Quả Lành đồng ý làm vua mới của Mithila.
Vị tu sĩ trưởng đặt những đồ trang sức lên trên
tảng đá thiêng. Sau khi tắm rửa xong, hoàng tử ngồi giữa những đồ
trang sức . Ông được rẩy lên người bằng nước thơm từ lọ chứa nước
dầu thánh bằng vàng. Rồi ông được tôn là Vua Quả Lành.. Vị vua mới
ngồi trên chiếc xe hoàng gia, theo sau là đoàn diễn hành lộng lẫy, đi
trở về thủ phủ của Mithila và vô cung điện.
Công chúa Sivali vẫn muốn thử tài vua. Nên cô cho
một người đến nói với ông là cô muốn ông đến gặp cô ngay lập tức.
Nhưng Vua Quả Lành lờ cô đi, chỉ tiếp tục kiểm tra cung điện với đồ
nội thất của nó và các công trình nghệ thuật.
Người đưa tin bẩm báo việc này cho công chúa biết
và cô đã gởi ông ta trở lại hai lần nữa nhưng cũng đều nhận được
kết quả giống nhau. Ông báo cáo lại với cô, “Đây là một người đàn
ông biết mình muốn gì, không có dễ bị lay chuyển. Ông ấy không để ý
đến lời của công chúa giống như là chúng ta không để ý đến cỏ khi
chúng ta bước lên nó!”
Chẳng mất chốc sau, nhà vua đã đến tòa nhà chính
của hoàng cung nơi công chúa đang đợi. Ông từ tốn bước lên những bậc
thang dẫn vào cung điện – không vội vã, không chậm chạp, nhưng rất trang
nghiêm như một con sư tử trẻ uy dũng Công chúa đã có ấn tượng rất
tốt bởi thái độ của vua nên cô bước ra đón ông, đưa tay cho ông nắm
với một dáng vẻ rất tôn kính, và dẫn ông lên ngai. Vua oai nghiêm
chững chạc ngồi lên chiếc ngai vàng.
Rồi ông hỏi các quan đại thần, “Tiên vương có nhắn
nhủ lời nào về việc thử thách vua kế vị không?” “Bẩm hoàng thương
có,” họ nói, “Người nào có thể làm hài lòng con gái Sivali của ta.”
Vua trả lời, “Các ông đã thấy công chúa đưa bàn nay cho ta nắm. Thế
còn thử thách nào không?”
Họ nói, “Người nào có thể nhận ra đầu giường
của chiếc giường ngủ vuông của vua. Nhà vua gỡ một cái kẹp tóc vàng
trên đầu mình ra và đưa cho Công chúa Sivali, rồi nói, “Hảy đem cái
này đi cho ta.” Không chút suy nghĩ, cô để nó lên đầu giường. Làm như
mình chưa nghe câu hỏi lần trước, Vua Quả Lành nói các quan đại thần
lập lại câu hỏi. Khi họ nói, ông chỉ vào chiếc kẹp tóc vàng.
“Còn thử thách nào không?” vua hỏi. “Bẩm hoàng
thượng có,” các quan đại thần trả lời, “Người nào có thể kéo được
cung tên cần đến ngàn người để kéo.” Khi họ đem cung tên ra, vua kéo
nó mà không cần phải đứng lên khỏi ngai vàng. Ông làm nó dễ dàng như
một phụ nữ uốn cong thanh dùng để gỡ bông vải để kéo sợi.
“Còn thêm thử thách nữa không?” vua hỏi. Các quan
đại thần nói, “Người nào có thể tìm được 16 kho tàng bị cất dấu.” “Đây là thử thách cuối”.
“Cái đầu tiên trong danh sách kho tàng là gi?” Ông
hỏi. Họ nói, “Cái đầu tiên là kho tàng của mặt trời mọc.” Vua Quả
Lành nhận thấy là phải có một số thủ thuật để tìm kiếm mỗi kho
tàng. Ông biết là Đức Phật Im Lặng thường được so sánh như sự tỏa
sáng của mặt trời. Vì thế ông hỏi, “Đâu là nơi vua đi đến gặp và
cúng dường Đức Phật Im Lặng?” Khi họ chì ông chỗ đó, vua cho họ đào
lên kho tàng đầu tiên.
Cái thứ nhì là kho tàng của mặt trời lặn. Vua
Quả Lành biết rằng nó phải là nơi vị vua trước đã chào giã biệt
Đức Phật Im Lặng. Trong cùng một cách thức, ngài đã tìm ra tất cả
các kho tàng bị cất dấu.
Mọi người đều vui mừng là ngài đã vượt qua tất
cả thử thách. Việc đầu tiên khi vua chính thức lên ngôi là cho xây nhà
từ thiện ở trung tâm thành phố và ở bốn cổng thành. Ngài đem tặng
hết cả 16
kho tàng cho những người nghèo khổ.
Rồi vua cho người đi báo tin cho mẹ mình, hoàng
hậu của tiên vương Quả Xấu, và cho vị đạo sĩ thông thái, tốt bụng ở
Campa. Ngài ban cho họ danh dự mà họ xứng đáng được nhận.
Dân chúng ở mọi nơi trong xứ đều đến Mithila để
chào mừng sự phục hồi của dòng dõi hoàng tộc. Họ trang hoàng thành
phố với những lẳng hoa thơm và trầm hương. Họ cung cấp ghế đệm cho du
khách. Có đủ loại trái cây, kẹo bánh, nước uống và thức ăn nóng ở
khắp nơi. Các quan đại thần và các nhà trưởng giả đem nhạc sĩ và
vũ nữ đến múa hát cho vua xem. Có những bài thơ hay đọc bởi những sĩ
phu, và ơn phước hô vang bởi những tu sĩ.
Đấng Giác Ngộ, Vua Quả Lành ngồi trên ngai vàng có
lọng trắng hoàng gia che nắng. Là tâm điểm của buối đại lễ, ngài
trông oai nghiêm như vua của cỏi trời, Vua Sakka. Ông nhớ lại là ông đã
phải nỗ lực biết bao để chống chỏi vớii những hiểm nguy trên biển
cả, khi mà ngay cả thần biển cũng đã bỏ quên ông. Cũng chỉ vì cái nỗ lực gần như là vô vọng đó
mà ngài giờ đây trông oai nghiêm, uy dũng như một vị trời. Điều này
làm cho vua cảm thấy vui đến nỗi ngài đã nói những lời sau:
"Sự việc xảy ra bất ngờ, và cầu nguyên có thể không trở thành sự
thật. Nhưng nỗ lực đem lại kết quả mà suy nghĩ hay cầu nguyện đều
không thể làm được.”
Sau buổi lễ mừng vua lên ngôi thật hoàng tráng đó,
Vua Quả Lành đã cai trị xứ Mithila thật là quang minh, chính trực. Và
vua đã khiêm nhường bày tỏ lòng tôn kính và cúng dường phẩm vật đến
các vị Phật Im Lặng – những đấng giác ngộ sống trong thời đại mà lời
giảng dậy của họ không một ai có thể hiểu được.
Vào độ tuổi viên mãn, Hoàng hậu Sivali đã hạ sanh
ra một con trai.Vì các vị tiên tri trong triều đình nhìn thấy dấu
hiệu của một cuộc sống rực rỡ lâu dài sẽ đến với bé, nên cậu đã
được đặt tên là Hoàng tử Trường Thọ. Khi hoàng tử lớn lên, vua đã
phong cho cậu vị trí thứ nhì trong triều.
King Fruitful and
Queen Sivali
Gaining Power (Chapter 2.)
The
baby grew into a little boy. His friends took to making fun of him for not
being of high-class birth like they were. So he went and asked his mother who
his father was. She told him to pay no attention to what the other children
said. She told him his father was the dead King Badfruit of Mithila, and how
his brother, Prince Poorfruit, had stolen the throne. After that, it didn’t
bother him when the others called him "son of a widow."
Before
he was 16, the bright young Fruitful learned all there was to know about
religion, literature and the skills of a warrior. He grew into a very handsome
young man.
He
decided it was time to regain his rightful crown, which had been stolen by his
uncle. So he went and asked his mother, "Do you have any of the wealth that
belonged to my father?" She said, "Of course! I did not escape
empty-handed. Thinking of you, I brought pearls, jewels and diamonds. So there
is no
need for you to work for pay. Go directly and take back your kingdom."
But
he said, "No mother, I will take only half. I will sail to Burma, the land
of gold, and make my fortune there." His mother said, ‘No my son, it is
too dangerous to sail abroad. There is plenty of fortune here!" He said,
"I must leave half with you, my mother, so you can live in comfort as a
queen should." So saying, he departed by ship for Burma.
On
the same day that Prince Fruitful set sail, his Uncle King Poorfruit became
very ill. He was so sick that he could no longer leave his bed.
Meanwhile,
on the ship bound for Burma there were some 350 people. It sailed for seven
days. Then there was a violent storm that damaged and weakened the ship. All
except the prince cried out in fear and prayed for help to their various gods.
But the Bodhisattva did not cry out in fear; the Enlightenment Being did not
pray to any god for help. Instead he helped himself.
He
filled his belly with concentrated butter mixed with sugar, since he didn’t
know how long it would be before his next meal. He soaked his clothes in oil to
protect himself from the cold ocean water and help him stay afloat. Then when
the ship began to sink, he went and held on to the mast, for it was the tallest
part of the ship. As the deck sank underwater, he pulled himself up the mast.
Meanwhile
his trembling praying shipmates were sucked underwater and gobbled up by hungry
fish and huge turtles. Soon the water all around turned red from blood.
As
the ship sank, Prince Fruitful reached the top of the mast. To avoid being
devoured in the sea of blood, he jumped mightily from the tip of the mast - in
the direction of the kingdom of Mithila. And at the same time as he saved
himself from the snapping jaws of the fish and turtles. Meanwhile,
King Poorfruit died in his bed.
After
his mighty leap from the top of the mast, the prince fell into the emerald-colored
sea. He body shined like gold as he swam for seven days and seven nights. Then
he saw it was the fasting day of the full moon. So he purified his mouth by
washing it out with salt water and observed the "Eight Training
Steps".
Once
upon a time in the very distant past, the gods of the four directions had
appointed a goddess to be the protector of the oceans. They had told her that
her duty was to protect especially all those who honor and respect their mothers
and other elders. All such, who did not deserve to fall into the sea, were to
be protected by her.
It
just so happened that Prince Fruitful was one who deserved the protection of
the ocean goddess. But for the seven days and seven nights that he had been
swimming through the sea, the goddess had not been paying attention and doing
her duty! She had been too busy enjoying heavenly pleasures to remember to keep
watch on the oceans.
Finally
she remembered her duty and looked over the oceans. Then she saw
the golden prince struggling in the emerald sea after seven days and seven
nights of swimming. She thought, "If I let this Prince Fruitful die in the
ocean, I will no longer be welcome in the company of the gods. For truly, he is
the Enlightenment Being!"
So
she took on a form of splendor and beauty, and floated in the air near him.
Wishing to learn Truth from him, she asked, "Without seeing the shore of
the ocean, why are you trying to reach the ocean’s end?"
Hearing
those words the prince thought, "For the seven days I’ve been swimming, I
have met no one who can this be?" When he saw the goddess above him he
said, "Oh lovely goddess, I know that effort is the way of the world. So
as long as I am in this world, I will try and try, even in mid-ocean with no
shore to be seen."
Wishing
to learn more from him, she tested him by saying, "This vast ocean
stretches much farther than you can see, without reaching a shore. Your effort
is useless - for here you must die!"
The
prince replied "Dear goddess, how can effort be useless? For he who never gives
up
trying cannot be blamed, either by his relatives here below or by the gods
above. So he has no regrets. No matter how impossible it seems, if he stops
trying he
causes his own downfall!’
Pleased
with his answers, the protecting goddess tested him one last time. She asked,
"Why do you continue, when there really is no reward to be gained except
pain and death?"
He
answered her again, like a teacher to a pupil, "It is the way of the world
that people make plans and try to reach their goals. The plans may
succeed or fail - only time will tell - but the value is in the effort itself
in the present moment.
"And
besides, oh goddess, can’t you see that my actions have already brought
results? My shipmates only prayed and they are dead! But I have been swimming
for seven days and seven nights - and lo and behold -here
you are, floating above me! So I will swim with all my might, even across the
whole ocean, to reach the shore. While I have an ounce of strength I’ll try and
try again."
Completely
satisfied, the ocean goddess who protects the good said, "You who bravely
fight the mighty ocean against hopeless odds, you who refuse to run from the
task before you,
go wherever your heart desires! For you have my protection and no one can stop
you. Just tell me where I may carry you to."
The
prince told her he wished to go to Mithila. The goddess gently lifted him like
a bouquet of flowers and laid him on her chest, like
a loving mother with a newborn babe. Then she flew through the air, while the
Enlightenment Being slept, cradled against her heavenly body.
Arriving
at Mithila, she laid him on a sacred stone in a garden of mangoes, and told the
garden goddesses to watch over him. Then the protector goddess of the oceans
returned to her heaven world home.
The
dead King Poorfruit had left behind only a daughter, no sons. She was well
educated and wise, and her name was Princess Sivali.
When
the king was dying, the ministers asked him, "Who will be the next
king?" King Poorfruit said, "Whoever can satisfy my daughter Sivali;
whoever recognizes the head of the royal square bed; whoever can string the bow
that only a thousand men can string; or whoever can find the 16 hidden
treasures."
After
the funeral of the king, the ministers began searching for a new king. First
they looked for one who could satisfy the princess. They called for the General
of the Army.
Princess
Sivali wished to test him, so Mithila could be ruled by a strong leader. She
told him to come to her. Immediately he ran up the royal staircase. She said,
"To prove your strength, run back and forth in the palace." Thinking
only of pleasing her, the general ran back and forth until she motioned for him
to stop. Then she said, "Now jump up and down." Again the general did
as he was told without thinking. Finally the princess told him, "Come here
and massage my feet." He sat in front of her and began rubbing her feet.
Suddenly
she put her foot against his chest and kicked him down the royal staircase. She
turned to her ladies in waiting and said, "This fool has no common sense.
He thinks the only strength is in running around and jumping up and down and
following orders without thinking. He has no strength of character. He lacks
the will power needed to rule a kingdom. So throw him out of here at
once!"
Later
the general was asked about his meeting with Princess Sivali. He said, "I
don't want to talk about it. She is not human!"
The
same thing happened with the treasurer, the cashier, the keeper of the royal
seal and the royal swordsman. The princess found them all to be unworthy fools.
So
the ministers decided to give up on the princess and find someone who could
string the bow that only a thousand men can string. But again they could find
no one. Similarly, they could find no one who knew the head of the royal square
bed, or who could find the 16 treasures.
The
ministers became more and more worried that they could not find a suitable
king. So they consulted the royal family priest. He said to them, "Calm
down, my friends. We will send out the royal festival carriage. The one it
stops for will be able to rule over all India."
So
they decorated the carriage and yoked the four most beautiful royal horses to
it. The high priest sprinkled the carriage with holy water from a sacred golden
pitcher. He proclaimed, "Now go forth, rider less carriage, and find the
worthy one with enough merit to rule the kingdom."
The
horses pulled the carriage around the palace and then down the main avenue of
Mithila. They were followed by the four armies - the elephants, chariots,
cavalry and foot soldiers.
The
most powerful politicians of the city expected the procession to stop in front
of their houses. But instead it left the city by the eastern gate and went
straight to the mango garden. Then it stopped in front of the sacred stone
where Prince Fruitful was sleeping.
The
chief priest said, "Let us test this sleeping man to see if he is worthy
to be king. If he is the one, he will not be frightened by the noise of the
drums and instruments of all four armies." So they made a great clanging
noise, but the prince just turned over on his other side, remaining asleep.
Then they made the noise again, even louder. Again the prince simply rolled
over from side to side.
The
head priest examined the soles of the feet of the sleeping one. He said,
"This man can rule not only Mithila, but the whole world in all four
directions." So he awakened the prince and said, "My lord, arise, we
beg you to be our king."
Prince
Fruitful replied, "What happened to your king?" "He died,"
said the priest. "Did he have any children?" asked the prince.
"Only a daughter, Princess Sivali," answered the priest. Then Prince
Fruitful agreed to be the new king.
The
chief priest spread jewels on the sacred stone. After bathing, the prince sat
among the jewels. He was sprinkled with perfumed water from the gold anointing
bowl. Then he was crowned King Fruitful. The new king rode in the royal
chariot, followed by a magnificent procession, back to the city of Mithila and
the palace.
Princess
Sivali still wished to test the king. So she sent a man to tell him she wished
him to come at once. But King Fruitful ignored her,
simply continuing to inspect the palace with its furnishings and works of art.
The
messenger told this to the princess and she sent him back two more times with
the same results. He reported back to her, "This is a man who knows his
own mind, not easily swayed. He paid as little attention to your words as we
pay to the grass when we step on it!"
Soon
the king arrived at the throne room, where the princess was waiting. He walked
steadily up the royal staircase - not hurrying, not slowing down, but dignified
like a strong young lion. The princess was so impressed by his attitude that
she went to him, respectfully gave him her hand, and led him to the throne. He
gracefully sat on the throne.
Then
he asked the royal ministers, "Did the previous king leave behind any
advice for testing the next king?" "Yes lord," they said,
"Whoever can satisfy my daughter Sivali." The king responded,
"You have seen the princess give me her hand. Was there another
test?"
They
said, "Whoever recognizes the head of the royal square bed." The king
took a golden hairpin from his head and gave it to Princess Sivali, saying,
"Put this away for me." Without thinking, she put it on the head of
the bed. As if he had not heard it the first time, King Fruitful asked the
ministers to repeat the question. When they did, he pointed to the golden
hairpin.
"Was
there another test?" asked the king. "Yes lord," replied the
ministers, "Whoever can string the bow that only a thousand men can
string." When they brought the bow, the king strung it without even rising
from the throne. He did it as easily as a woman bends the rod that untangles
cotton for spinning.
"Are
there any more tests?" the king asked. The ministers said, "Whoever
can find the 16 hidden treasures." These are the last tests."
"What
is the first on the list?" he asked. They said, "The first is the
treasure of the rising sun." King Fruitful realized that there must be some
trick to finding each treasure. He knew that a Silent Buddha is often compared
to the glory of the sun. So he asked, "Where did the king go to meet and
feed Silent Buddha?" When they showed him the place, he had them dig up
the first treasure.
The
second was the treasure of the setting sun. King Fruitful realized this must be
where the old king had said good-bye to Silent Buddha. In the same manner he
found all the hidden treasures.
The
people were happy that he had passed all the tests. As his first official act,
he had houses of charity built in the center of the city and at each of the
four gates. He donated the entire 16 treasures to be given to the poor and
needy.
Then
he sent for his mother, queen of the dead King Badfruit, and also for the kind
wise man of Campa. He gave them both the honor they deserved.
All
the people of the kingdom came to Mithila to celebrate the restoration of the
royal line. They decorated the city with fragrant flower garlands and incense.
They provided cushioned seats for visitors. There were fruits, sweets, drinks
and cooked foods everywhere. The ministers and the wealthy brought musicians
and dancing girls to entertain the king. There were beautiful poems recited by
wise men, and blessings chanted by holy men.
The
Enlightenment Being, King Fruitful, sat on the throne under the royal white
umbrella. In the midst of the great celebration he seemed as majestic as the
heavenly god, King Sakka. He remembered his great effort struggling in the
ocean against all odds, when even the ocean goddess had abandoned him. Only
because of that almost hopeless effort, he himself was now as magnificent as a
god. This filled him with such joy that he spoke this rhyme -
"Things
happen unexpectedly, and prayers may not come true: But effort brings results
that neither thoughts nor prayers can do."
After
the wonderful celebration, King Fruitful ruled in Mithila with perfect
righteousness. And he humbly gave honor and alms food to Silent Buddhas -
enlightened ones living in a time when their teachings could not be understood.
In
the fullness of time Queen Sivali gave birth to a son. Because the wise men of
the court saw signs of a long and glorious life ahead of him, he was named
Prince Longlife. When he grew up, the king made him second in command.
Kurunegoda Piyatissa
(The Jataka stories)
No comments:
Post a Comment