Vua Quả Lành và Hoàng Hậu Sivali
Từ Bỏ Quyền Lực (Chương 3)
Thủy Tú dịch thuật
Câu
chuyện này đã xảy ra từ lâu lắm, vào lúc mà loài
người sống rất thọ, đến cả 10,000 năm! Sau khi Vua
Quả Lành đã trị vì được khoảng 7,000 năm. Tình cờ
là vào một ngày nọ, người làm vườn của hoàng gia đem đến cho vua
một cái rổ đựng đủ loại hoa quả thật tuyệt vời. Vua thích chúng
đến nỗi ngài muốn đến thăm vườn hoa. Thế là người làm vườn sắp xếp
và trang hoàng khu vườn, rồi mời ngài đến thăm viếng.
Vua ngồi trên một con voi hoàng gia, theo sau là
toàn bộ triều đình và nhiều thường dân của kinh thành Mithila. Khi vua
đi qua cổng khu vườn ngài trông thấy hai cây xoài thật đẹp. Một cây
thì đầy trái chín mọng trong khi cây kia thì hoàn toàn không có trái.
Vua hái một trái ăn và rất thích vị thơm ngọt của nó. Ngài quyết định
là sẽ ăn thêm vài trái nửa trước khi đi về.
Khi mọi người thấy
vua đã ăn xong quả xoài đầu tiên, họ biết là họ có thể ăn những
trái còn lại. Chẳng mấy chốc tất cả những trái xoài trên cây đã bị
ăn sạch. Khi không còn lại trái nào, thậm chí có người còn bẻ cành
và vặt lá để tìm thêm.
Khi Vua Quả Lành đi
trở lại ngài trông thấy cây đã bị bẻ cành lá trơ trụi và gần như
là bị phá hỏng. Trong khi đó cây không trái thì vẫn tươi đẹp như trước,
với những chiếc lá xanh tươi bóng bẩy dưới ánh mặt trời.
Vua hỏi các quan đại
thần, “Chuyện gì đã xảy ra ở đây?” Họ cắt nghĩa, “Từ khi hoàng
thượng ăn quả đầu tiên, dân chúng nghĩ là họ được tha hồ ăn những
trái còn lại. Trong khi vạch tìm thêm trái họ đã làm gẫy những cành
và lá. Cây còn lại đã không bị hư hại gì và vẫn tươi đẹp, vì nó
không có trái.”
Điều này làm vua rất buồn. Ngài nghĩ, “Cây đầy trái
này đã bị phá hỏng, nhưng cây không trái đã được chừa lại. Vương vị
của ta cũng giống như cây xum xuê trái – hể càng nhiều quyền lực và
của cải thì càng sợ bị mất chúng. Cuộc sống thánh thiện của một
tu sĩ đơn giản thì giống như cây không trái – từ bỏ quyền lực và của
cải dẫn đến thong dong không sợ hãi.”
Thế là Đấng Giác
Ngộ quyết định từ bỏ gia sản và quyền lực của mình, bỏ lại vinh
quang của vương quyền, từ bỏ việc liên tục bảo vệ vị trí của mình.
Thay vào đó ngài muốn đem mọi nỗ lực vào việc sống một đời sống
thanh tịnh của một tỳ khưu đơn giản. Chỉ có như vậy thì ngài mới có
thể tìm thấy hạnh phúc dài lâu cho mình, và còn có thể sẽ đem nó
đến cho người khác nữa.
Vua trở về thành
phố. Đứng bên cạnh cổng hoàng cung, vua cho gọi vị tổng tư lệnh cúa
quân đội đến gặp. Ngài nói, “Kể từ bây giờ, không ai được thấy mặt
ta ngoại trừ một người hầu đem thức ăn và một người hầu đem nước và
bàn chải đánh răng đến. Ông và các quan đại thần sẽ cai trị đất
nước dựa theo luật lệ cũ. Ta sẽ sống như một nhà sư đơn giản ở trên
tầng lầu cao nhất của hoàng cung.”
Sau khi ngài sống như
vậy một thời gian, dân chúng bắt đầu thắc mắc về sự thay đổi của
ngài. Một ngày kia, một đám đông đã tụ họp trước sân triều. Họ nói,
“Vua của chúng ta không còn giống như trước nữa. Ngài không còn muốn
xem múa hát hay coi những trận đấu bò và đấu voi hay đi đến vườn
thượng uyển và ngắm nhìn những con ngỗng trên hồ. Tại sao ngài không
nói chuyện với chúng ta?” Họ hỏi những người hầu đem thức ăn và
nước đến cho vua, “Ngài có nói gì với các ông không?”
Họ nói, “Ngài đang cố
gắng giữ tâm trí mình đừng suy nghĩ về những điều mong muốn, để cho tâm
được bình an và tinh khiết như tâm của những người bạn cũ của ngài,
những vị Phật Im Lặng. Ngài đang cố gắng để phát triển tính trong
sạch của những người không sở hữu gì ngoại trừ những phẩm chất
tốt. Đến một lúc chúng ta thậm chí còn nghe ngài tuyên bố rằng, “Ta
có thể chỉ nghĩ đến những vị Phật Im Lặng, không còn theo đuổi
những vui thích bình thường. Sự tự do của họ làm cho họ thật sự hạnh
phúc – Ai sẽ đem ta đến nơi họ sống?”
Vua Quả Lành đã sống
trên tầng lầu cao nhất của cung điện, cố gắng làm một nhà sư đơn
giản chỉ được khoảng bốn tháng. Đến lúc đó ngài nhận thấy rằng có
quá nhiều điều chi phối tâm trí ở vương quốc Mithila xinh đẹp. Ngài
thấy chúng như một chướng ngại bên ngoài cản bước ngài trên đường
tìm kiếm bình yên và chân lý bên trong. Vì thế ngài quyết định lần
cuối là sẽ từ bỏ tất cả và đi đến rặng Himalayas (Hi Mã Lạp Sơn) để sống đời một nhà sư ẩn dật trong rừng thẩm.
Vua cho người đem
những chiếc cà sa vàng và bình bát khất thực của tỳ khưu đến. Và
ra lệnh cho thợ hớt tóc trong cung đến cạo râu tóc cho mình. Rồi sáng sớm hôm sau,
ngài bắt đầu rời bước xuống thang lầu của hoàng cung.
Trong khi đó Hoàng
hậu Sivali đã nghe về kế hoạch của ngài. Bà triệu tập 700 phi tần
xinh đẹp nhất của hậu cung và đem họ đi lên cầu thang. Họ đi ngang qua
Vua Quả Lành, lúc đó đang đi xuống, nhưng không nhận ra ngài vì ngài mang
y phục như một nhà sư. Khi họ lên tới tầng lầu cuối, Hoàng hậu Sivali
không thấy ai, chỉ có râu tóc đã cạo của vua còn nằm vương vãi ở
đó. Ngay lập tức bà nhận ra rằng vị sư vô danh kia phải là chồng của
bà.
Tất cả 701
hoàng hậu và phi tần cùng chạy xuống thang lầu ra đến sân hoàng
cung. Nơi đó họ đi theo nhà vua nay đã thành sư. Theo lời Hoàng hậu
chỉ bảo, tất cả bọn họ đều xỏa tóc xuống và cố gắng lôi kéo vua
ở lại. Họ khóc lóc, nài nỉ vua, “Tại sao ngài lại làm như vậy?”
Rồi tất cả dân chúng trong thành phố cũng trở nên xúc động và buồn
bã và bắt đầu đi theo ngài. Họ đã khóc tức tưởi và kêu lên, “Chúng
tôi nghe nói là vua của chúng tôi đã trở thành một nhà sư đơn giản.
Làm sao chúng tôi có thể tìm được một bậc minh quân như vậy nữa?
Cảnh 700
phi tần của hậu cung với khăn choàng
duyên dáng xinh đẹp và nữ trang lộng lẩy, khóc lóc van xin, đã không
làm thay đổi được ý chí của Đấng Giác Ngộ. Vì ngài đã thực hiện
quyết định của mình và cương quyết theo đến cùng. Ngài đã từ bỏ
chiếc bình dầu thánh bằng vàng của đất nước, một biểu hiệu quyền
lực của hoàng tộc đã giao phó cho ngài. Thay vào đó ngài nay chỉ
mang theo chiếc bình bát bằng đất sét của một nhà sư khiêm tốn, một
người đi tìm Chân Lý.
Cuối cùng Hoàng hậu
Sivali ngừng khóc. Bà thấy rằng các phi tần xinh đẹp từ hậu cung đã
không cản được chồng bà. Vì thế bà đến gặp vị tư lệnh quân đội. Bà
bảo ông hảy đốt cháy những căn nhà nhỏ cũ kỹ và những tòa nhà lớn
bỏ hoang trên đường vua đi ngang qua. Bà nói ông hảy đốt cháy những
buị cây xanh ở nhiều nơi khác nhau trong thành phố, để tạo nên nhiều
đám khói.
Khi việc này đã được
thực hiện, hoàng hậu nằm phủ phục dưới chân vua và khóc, “Kinh thành
Mithila đang bị cháy, bẩm hoàng thượng! Các toà nhà đẹp đẽ với những tác phẩm nghệ
thuật có giá trị, ngọc ngà châu báu, kho tàng đang bị phá hủy. Hảy
trở về, hỡi hoàng thượng, và bảo vệ gia tài của ngài trước khi quá
trễ.”
Nhưng Đấng Giác Ngộ
trả lời, “Những thứ đó thuộc về người khác. Ta không có gì cả. Nên
ta không sợ mất bất cứ vật gì. Và dù có mất tài sản nó không thể
làm cho ta buồn. Tâm hồn của ta rất là bình an.”
Rồi ngài rời thành
phố qua cổng phía bắc, vẫn bị theo sau bởi 701 vị hoàng hậu và phi tần. Theo lệnh của Hoàng
hậu Sivali, họ chỉ cho ngài thấy những ngôi làng bị cướp phá. Có
những kẻ mang vũ khí đang tấn công, trong khi đó vài người khác thì
dường như bị thương và chết. Nhưng cái trông giống như máu đó chỉ là
phẩm đỏ, và người chết chỉ là giả tạo. Vua biết nó chỉ là mưu kế,
vì thật ra đã không có trộm cướp
hay kẻ vơ vét phá hoại ở trong xứ ngay từ đầu.
Sau khi đi đã khá xa,
vua ngừng lại và hỏi các quan đại thần của ngài, “Vương quốc này là
của ai?” “Của ngài, bẩm chúa công,” họ nói. “Vậy thì hảy phạt bất
cứ ai đi qua lằn ranh này,” vua ra lệnh khi ngài vẽ xong một lằn ngang
qua con đường. Không một ai, kể cả Hoàng hậu Sivali, dám bước qua lằn
ranh. Nhưng khi bà thấy vua tiếp tục đi trên đường, lưng của ngài đối
diện bà, hoàng hậu đã đau buồn thảng thốt. Vừa đấm ngực bà vừa
bước qua khỏi lằn vạch. Một khi lằn ranh đã bị vượt qua, đám đông
không còn sợ nữa và họ đi theo bà.
Hoàng hậu đã giữ
quân đội với bà và toàn bộ đám đông tiếp tục theo sau Vua Quả Lành.
Ngài đi tiếp thêm nhiều dặm đường, hướng về rặng Himalayas ở phía
bắc.
Trong khi đó, có một
vị sư với trình độ tu tập rất thâm hậu tên là Narada, sống trong một
hang động vàng ở Himalayas. Ông là một người rất thông thái. Qua nỗ
lực thiền định thâm sâu, ông đã đạt được quyền năng siêu nhiên mà chỉ
những vị thánh nhân cao nhất mới có. Sau khi thiền định trong một
trạng thái tĩnh lặng tuyệt vời suốt một tuần lễ ông đột nhiên la
lớn, “Hạnh phúc gì đây! Ồ, hạnh
phúc gì đây!”
Rồi ông dùng khả năng
đặc biệt của mình, nhìn khắp mọi nơi trong nước Ấn Độ để coi có
người nào đang chân thành tìm kiếm hạnh phúc giống như vậy, thong dong
tự tại không vướng bận với cuộc sống thường ngày. Ông chỉ thấy Vua
Quả Lành, vị Bồ Tát mà một ngày nào đó sẽ trở thành Phật. Ông
thấy người ấy đã từ bỏ tất cả quyền lực trần gian của mình. Thế
mà ngài vẫn bị chặn lại, vẫn bị cản trở bởi chướng ngại của đám
đông đi theo từ kiếp sống trước của ngài. Để có thể giúp đỡ và
khuyến khích ngài, ông dùng pháp thuật bay đến trước mặt vua.
Ông hỏi Vua Quả Lành,
“Này tỳ khưu, tại sao đám đông ồn ào này đi theo ông vậy?” Vua trả
lời, “Tôi đã từ bỏ vương quyền và xa rời thế giới để vun bồi đức
hạnh. Đó là lý do tại sao những người từng là thân bằng quyến thuộc
của tôi đi theo tôi, mặc dù rằng tôi rời xa họ trong êm thắm.”
Vị thánh sư nói,
“Đừng có tự tin quá, tỳ khưu à. Ông chưa hoàn toàn thành công trong
việc rời khỏi thế giới đâu. Bởi vì vẫn còn những trở ngại bên trong
ông. Đó là “Năm Chướng Ngại” – những ái dục bình thường của thị
giác, âm thanh và vân vân; sự mong muốn làm hại người khác; sự lười
biếng, sự lo âu; sự nghi ngờ không chính đáng. Vì vậy, hảy thực tập
những đức tính Thanh Tịnh Hoàn Hảo, hảy kiên nhẫn và đừng nghĩ quá
nhiều hoặc quá ít về mình.
Ông nói lời cuối, “Đây
là lời cầu chúc của ta cho ông – mong rằng lòng nhân từ, kiến thức
và sự Thật sẽ bảo vệ ông trên con đường ông đi.” Rồi vị thánh sư
biến mất để về lại hang động vàng của ông.
Nhờ vào lời khuyên khôn khéo này, Vua Quả Lành
càng ít quan tâm đến đám đông bên ngoài, và nhận ra rầng cản trở lớn
nhất chính là những chướng ngại bên trong.
Trong khi đó Hoàng
hậu Sivali lại quỳ dưới chân ngài một lần nữa. Bà van nài, “Hoàng
thượng ơi, xin ngài lắng nghe tiếng van khóc của những người quanh đây.
Trước khi rời xa họ để mưu cầu chân lý, xin hảy làm an lòng họ bằng
cách trao vương miện cho con trai ngài để nó thay ngài cai trị đất
nước.”
Ngài trả lời, “Ta đã
để lại cận thần, bạn bè, thân quyến và xứ sở. Hoàng hậu đừng lo,
các quý tộc của Mithila dậy dổ Hoàng
tử Trường Thọ rất tốt, và họ sẽ bảo vệ và ủng hộ cả hai người.”
Bà vẫn than vãn, “Ôi
hoàng thượng, để trở thành một tỳ khưu ngài làm cho thiếp mất đi
một người chồng. Thật là xấu hổ! Thiếp phải làm gì đây?”
Vua nói, “Chỉ cần
chăm lo dậy dỗ cho hoàng tử đừng có những ý nghĩ, lời nói hay hành
động xấu. Nếu không nàng sẽ tự đem những hậu quả đau buồn đến cho
mình.”
Khi mặt trời lặn,
hoàng hậu dựng lều trại trong khi vua đi vô rừng ngủ dưới một gốc
cây. Ngày hôm sau bà tiếp tục đi theo vua, đem quân đội theo với bà.Họ
đến một thành phố nhỏ.
Tình cờ có một người
đàn ông trong thành phố vừa mua được một miếng thịt ngon ở tiệm bán
thịt. Sau khi nấu chín ông để nó trên bàn cho nguội, thì một con chó
hoang đã ngoạm lấy nó rồi bỏ chạy. Ông ta rượt theo con chó đến tận
cổng phía nam của thành phố. Đến đó thì ông ta bỏ cuộc vì quá mệt
để đi tiếp.
Con chó trên đường
trốn chạy đã cắt ngang qua đường đi của Vua Quả Lành và Hoàng hậu
Sivali. Thấy đông người, con chó sợ hãi nên bỏ lại miếng thịt trên
đường rồi chạy mất. Vua thấy đó là một miếng thịt ngon và không
biết ai là chủ nhân của nó. Vì vậy ngài chùi sạch miếng thịt rồi
bỏ vô bát khất thực của mình và ăn.
Hoàng hậu Sivali vì
đã quen ăn những món cao lương mỹ vị ở hoàng cung nên cảm thấy lợm
giọng. Bà nói với vua, “Ngay cả khi gần chết, một người quyền quý
cũng sẽ không ăn thức ăn thừa của chó! Ăn những thức ăn gớm ghiếc như vậy sẽ làm cho
ngài bị mất đi phẩm giá!” Nhưng vua đã trả lời rằng, “Sự hảnh diện quá đáng của hoàng
hậu làm cho nàng không nhìn thấy giá trị của miếng thịt này.. Nếu
được đón nhận đúng cách, tất cả thực phẩm đều sạch sẽ và lành
mạnh!”
Khi họ tiếp tục lên
đường đi đến thành phố, Vua Quả Lành suy nghĩ, “Hoàng hậu Sivali cứ
đi theo mình mãi. Đây thật là điều xấu cho một nhà sư. Người ta sẽ
nói rằng, “Ông ấy đã từ bỏ vương quốc của ông nhưng lại không thể bỏ
được vợ ông!” Ta phải tìm
cách dậy cho bà ấy biết rằng bà phải đi về.”
Vừa lúc đó họ trông
thấy một bầy trẻ đang chơi gần bên. Trong đám đó có một em gái có
đeo một chiếc vòng ở một bên cổ tay và hai chiếc ở bên cổ tay kia.
Nghĩ rằng em là một đứa bé thông minh nên vua bèn hỏi, “Này cháu bé,
tại sao một tay của cháu làm ra tiếng động mỗi khi di chuyển trong khi
tay kia thì không?”
Đứa bé gái trả lời,
“Thưa sư, đó là vì trên một tay thì có hai chiếc vòng, trong khi tay kia
thì chỉ có một. Tay có hai chiếc thì chiếc thứ nhì chạm vào chiếc
thứ nhất và làm ra tiếng động. Tay chỉ có một chiếc vòng nên giữ
được yên lặng. Vì thế nếu ngài muốn được hạnh phúc ngài phải học
cách tự hài lòng khi ở một mình.”
Bồ Tát liền nói với
hoàng hậu, “Nàng có nghe câu nói khôn ngoan của cháu bé này không? Là
một tỳ khưu, ta thật là xấu hổ khi để cho nàng đứng cạnh ta trước
mặt cô bé. Vì vậy nàng hảy đi đường nàng và ta sẽ đi đường ta.
Chúng ta không còn là vợ chồng nữa – chào tạm biệt!”
Hoàng hậu đồng ý và
họ đã đi hai đường riêng rẽ. Nhưng bà trở nên đau buồn nữa và quay
lại đi theo vua. Họ cùng đi vào thành phố, để sư có thể đi khất
thực.
Họ đến trước căn nhà
của một người làm cung tên. Họ coi ông nhúng ướt mũi tên còn nóng
đỏ, và kéo nó thẳng ra trong khi nhìn xuống thân cung chỉ với một
mắt mở. Vua hỏi ông, “Ông bạn, để làm cho mũi tên hoàn toàn thẳng,
tại sao ông nhìn nó với một mắt mở và mắt kia đóng lại?”
Người làm cung tên
trả lời, “Với hai mắt mở, cảnh thấy được từ mắt thứ hai sẽ làm
phân tâm. Chỉ bằng cách tập trung cái nhìn của tôi trong một mắt thì
tôi mới có thể thật sự nhìn thấy độ thẳng của cung tên. Vì thế nếu
ngài muốn được hạnh phúc ngài phải học cách tự hài lòng khi ở một
mình.”
Vua nhận thực phẩm
khất thực và rồi họ rời thành phố. Vua nói với hoàng hậu, “Nàng
có nghe cùng một câu nói khôn ngoan từ người thợ nhà nghề đó không?
Là một tỳ khưu, ta thật là xấu hổ khi để cho nàng đứng cạnh ta
trước mặt ông ấy. Vì vậy nàng hảy đi đường nàng và ta sẽ đi đường
ta. Chúng ta không còn là vợ chồng nữa – chào tạm biệt!” Nhưng bà vẫn theo ông.
Rồi vị Đaị Thánh
Nhân cắt một thân cây cỏ cao. Ngài nói với Hoàng hậu Sivali, “Giống như
hai phần của thân cây cỏ cao này không thể nối lại với nhau, ta sẽ không
kết hợp với nàng trong hôn nhân nữa. Hai chúng ta không thể kết nối
cùng nhau nữa. Như một
thân cây cỏ còn nguyên chưa cắt, hảy sống một mình, người vợ cũ
Sivali của ta.”
Khi nghe điều
này hoàng hậu đã nổi điên lên vì bực tức và đau khổ. Bà tự đánh
mình với cả hai tay cho đến khi bà té xuống đất và bất tỉnh. Nhìn
thấy vậy, Bồ Tát đã nhanh chóng rời đường chính. Ngài xoá bỏ hết
dấu chân và biến mất vào rừng.
Trước đó ngài đã từ
bỏ quyền lực và sự giàu có của một vị vua. Giờ đây ngài lại từ
bỏ quyền lực và lòng ham muốn của một người chồng. Cuối cùng ngài
đã được tự do để theo con đường của một vị sư rong ruổi đi tìm Chân
Lý. Ngài đã đến được Himalayas và chỉ trong vòng một tuần lễ ngài
đã có thể triển khai được những trí năng đặc biệt. Ngài đã chẳng
bao giờ trở lại thế giới bình thường nữa.
Trong khi đó các quan
đại thần, tuy đi theo nhưng vẫn giữ một khoảng cách, nay thấy hoàng
hậu bất tỉnh nên đến gần để xem sao. Họ rẩy nước lên mặt bà và lay
bà tỉnh dậy. Hoàng hậu hỏi, “Hoàng thượng chồng của tôi ở đâu?” Họ
nói, “Chúng thần không biết. Hoàng hậu có biết không?” Trong cơn hoảng
loạn bà ra lệnh, “Đi tìm ông ấy ngay!” Họ chia nhau tìm kiếm, nhung dĩ
nhiên là ngài đã đi xa rồi.
Khi Hoàng hậu Sivali
hồi phục từ nỗi lo sợ và đau
buồn, bà nhận ra rằng mình không còn giận dử, hờn ghen hay là hận
thù với sư Quả Lành. Trái lại bà cảm phục ông hơn bao giờ kể từ
ngày họ gặp nhau, khi bà đưa tay cho ông nắm và dẫn ông lên ngai vàng.
Hoàng hậu cho xây
tượng đài để thể hiện lòng tôn kính vua dũng cảm Quả Lành ở bốn
chỗ: nơi ngài đã nói chuyện với thánh nhân Narada lúc vị này xuất
hiện ở trên không, nơi ngài đã ăn miếng thịt ngon để lại bởi con chó,
nơi ngài đã đặt câu hỏi với em bé gái, và với người làm mủi tên.
Bà cho tổ chức lễ
đăng vương của Hoàng tử Trường Thọ ở bên cạnh hai cây xoài trong khu
vườn hoàng gia. Rồi cùng với quân đội và những người tham dự buổi
lễ, họ đi trở về kinh thành Mithila.
Mặc dù phải đối mặt
với chính mình, Hoàng hậu Sivali đã học được nhiều điều qua việc đeo
đuổi và cuối cùng là mất
chồng mình, Vua Quả Lành. Và rồi bà cũng đã nếm được mùi vị của
tự do!
Vị phu nhân khôn ngoan đó
đã từ bỏ trách nhiệm hoàng gia của mình. Bà về hưu để tu thiền ở
khu vườn gần mấy cây xoài. Với nhiều nỗ lực, bà đạt được trạng
thái thiền định cao và nhờ vậy mà bà đã được tái sinh vào cõi
trời.
Ý chính: Làm gia tăng quyền lực dễ hơn là
từ bỏ nó.
************
King Fruitful and
Queen Sivali
Giving Up Power (Chapter 3.)
This story happened very long ago, at a time when people
lived much longer lives, even 10,000 years! After King Fruitful had ruled for
about 7,000 years, it just so happened that the royal gardener brought him an
especially wonderful collection of fruits and flowers. He liked them so much
that he wanted to see the garden. So the gardener arranged and decorated the
garden, and invited him to visit.
The
king set out on a royal elephant, followed by the entire court and many of the
ordinary people of Mithila. When he entered through the garden gate he saw two
beautiful mango trees. One was full of perfectly ripe mangoes, while the other
was completely without fruit. He took one of the fruits and enjoyed its
delicious sweet taste. He decided to eat more of them on his return trip.
When
the people saw that the king had eaten the first fruit, they knew it was all
right for them to eat. In no time at all the mangoes had been eaten. When the
fruits were gone, some even broke the twigs and stripped the leaves looking for
more.
When
King Fruitful returned he saw that the tree was stripped bare and nearly
destroyed. At the same time the fruitless tree remained as beautiful as before,
its bright green leaves shining in the sunlight.
The
king asked his ministers, "What has happened here?" They explained,
"Since your majesty ate the first fruit, the people felt free to devour
the rest. Searching for more fruits they even destroyed the leaves and twigs.
The fruitless tree was spared and remains beautiful, since it has no fruit."
This
saddened the king. He thought, "This fruitful tree was destroyed, but the
fruitless one was spared. My kingship is like the fruitful tree - the more the
power and possessions, the greater the fear of losing them. The holy life of a
simple monk is like the fruitless tree - giving up power and possessions leads
to freedom from fear."
So
the Great Being decided to give up his wealth and power, to leave the glory of
kingship behind, to abandon the constant task of protecting his position.
Instead he decided to put all his effort into living the pure life of a simple
monk. Only then could he discover lasting deep happiness, which would spread to
others as well.
He
returned to the city. Standing next to the palace gate, he called for the
commander of the army. He said, "From now on, no one is to see my face
except a servant bringing food and a servant bringing water and toothbrush. You
and the ministers will rule according to the old law. I will live as a simple
monk on the top floor of the palace."
After
he had lived for a while in this way, the people began to wonder about the
change in him. One day a crowd gathered in the palace courtyard. They said,
"Our king is not as he was before. He no longer wants to see dancing or
listen to singing or watch bull fights and elephant fights or go to his
pleasure garden and see the swans on the ponds. Why does he not speak to
us?" They asked the servants who brought the king his food and water,
"Does he tell you anything?"
They
said, "He is trying to keep his mind from thinking about desirable things,
so it will be peaceful and wholesome like the minds of his old friends, the
Silent Buddhas. He is trying to develop the purity of the ones who own nothing
but good qualities. Once we even heard him say out loud, "I can think only
of the Silent Buddhas, free from chasing ordinary pleasures. Their freedom
makes them truly happy - who will take me to where they live?"
King
Fruitful had been living on the top floor of the palace trying to be a simple
monk for only about four months. At that point he realized
there were too many distractions in the beautiful kingdom of Mithila. He saw
them as only an outer show keeping him from finding inner peace and Truth. So
he decided, once and for all, to give up everything and become a forest monk
and go live in the Himalaya Mountains.
He
had the yellow robes and begging bowl of a monk brought to him. He ordered the
royal barber to shave his head and beard. Then early the next morning, he began
walking down the royal staircase.
Meanwhile
Queen Sivali had heard about his plans. She gathered together the 700 most
beautiful queens of the royal harem and took them up the staircase. They passed
King Fruitful coming down, but didn't recognize
him dressed as a monk. When they got to the top floor, Queen Sivali found it
empty, with only the king's shaven hair and beard still there. Instantly she realized
the unknown monk must be her husband.
All
701 queens ran down the stairs to the palace courtyard. There they followed the
king-turned-monk. As Queen Sivali had instructed them, they all let down their
hair and tried to entice the king to stay. They cried and cried, pleading with
him, "Why are you doing this?" Then all the people of the city became
very upset and began following him. They were weeping as they cried out,
"We have heard that our king has become a simple monk. How can we ever
find such a good and fair ruler again?"
The
700 harem queens, wearing all their lovely veils and rich jewels,
crying and begging, did not change the mind of the Enlightenment Being. For he
had made his decision and was determined to stick to it. He had given up the
gold anointing bowl of state, which had passed the power of the royal family to
him. Instead he now carried only the plain clay-begging bowl of a humble monk,
a seeker of Truth.
Finally
Queen Sivali stopped crying. She saw that the beautiful queens from the harem
had not stopped her husband. So she went to the commander of the army. She told
him to set a fire among the slum houses and abandoned buildings that were in
the king's path. She told him to set fires of brush and wet leaves in different
areas of the city, to make a lot of smoke.
When
this was done she fell to the ground at the king's feet and cried, "All
Mithila is burning, my lord! The beautiful buildings with their valuable art
works, precious metals and jewels, and treasures are all being destroyed.
Return, oh king, and save your riches before it is too late."
But
the Enlightenment Being replied, "All these things belong to others. I own
nothing. So I'm not afraid of losing anything. And losing things can't make me
sad. My mind is at peace."
Then
he left the city through the northern gate, still followed by all 701 queens.
According to Queen Sivali's instructions, they showed him villages being robbed
and destroyed. There were armed men attacking, while others seemed wounded and
dead. But what looked like blood was really just red dye, and the dead were
only pretending. The king knew it was a trick, since there were no actual
robbers and plunderers in the kingdom in the first place.
After
walking still farther, the king stopped and asked his ministers, "Whose
kingdom is this?" "Yours, oh lord," they said. "Then punish
any who cross this line," he ordered, as he drew a line across the road.
No one, including Queen Sivali, dared to cross the line. But when she saw the
king continuing on down the road, with his back to her, she was grief-stricken.
Beating her breast she fell across the line. Once the line was crossed, the
whole crowd lost its fear and followed her.
Queen
Sivali kept the army with her as the entire crowd kept following King Fruitful.
He continued for many miles, heading for the Himalayas in the north.
Meanwhile,
there was a very advanced monk named Narada, who lived in a golden cave in the
Himalayas. He was a very wise man. By great mental effort he had gained supernatural
powers that only the highest holy men are said to have. After meditating in a
wonderful trance for a full week he suddenly shouted, "What happiness! Oh
what happiness!"
Then,
using his special powers, he looked out over all India to see if there was
anyone who was sincerely seeking that same happiness, free of all the
distractions of the world. He saw only King Fruitful, the Bodhisattva who would
some day become the Buddha. He saw that he had given up all his earthly power.
And yet he was still blocked, still hindered by the obstacle of the crowd
following him from his previous worldly life. In order to help and encourage
him, he magically flew through the air and floated in front of the king.
He
asked King Fruitful, "Oh monk, why is this crowd with all its noise
following you?" The king replied, "I have given up the power of
kingship and left the world for good. This is why my former subjects follow me,
even though I leave them happily."
The
holy monk said, "Don't be too confident, oh monk. You haven't succeeded in
leaving the world quite yet. For there are still obstacles inside of you. These
are the 'Five Hindrances' - the desire for ordinary pleasures of sight, sound
and so forth; the desire to harm others; laziness; nervous worrying; and
unreasonable doubts. Therefore, practice the Perfections, be patient, and don't
think either too much or too little of yourself."
He
finished by saying, "I give you my blessing - may goodness, knowledge and
Truth protect you on your way." Then he disappeared and reappeared back in
his golden cave.
Due
to this wise advice, King Fruitful became even less concerned with the crowd
outside, realizing
that the greatest obstacles, or hindrances, are the ones inside.
Meanwhile
Queen Sivali fell at his feet once again. She pleaded, "Oh king, hear the
wails of your subjects. Before leaving them for good, comfort them by crowning
your son to rule in your place."
He
replied, "I have already left my subjects, friends, relatives and my
country behind. Have no fear, the nobles of Mithila have trained Prince
Longlife well, and they will protect and support you both."
She
continued, "Oh king, by becoming a monk you are leaving me without a
husband. What a shame! What am I to do?"
He
said, "Only be careful to teach the prince no unwholesome thoughts, words
or deeds. Otherwise you would bring painful results to yourself."
As
the sun set, the queen made camp while the king went into the forest to sleep
at the foot of a tree. The next day she continued to follow him, bringing the
army with her. They approached a small city.
It
just so happened that a man in the city had bought a fine piece of meat from a
butcher. After cooking it he placed it on a table to cool, when a stray dog
grabbed it and ran off. The man followed the dog as far as the southern gate of
the city. There he gave up because he was too tired to continue.
The
escaping dog crossed the path of King Fruitful and Queen Sivali. Frightened by
them, he dropped the meat on the road. The king saw that it was a good piece of
meat and that the real owner was unknown. So he cleaned the meat, put it in his
begging bowl, and ate it.
Queen
Sivali, who was used to eating the delicacies of the palace, was disgusted. She
said to him, "Even at the point of death a high class person would not eat
the leavings of a dog! Eating such disgusting food shows you are completely
unworthy!" But he replied, "It is your own vanity that keeps you from
seeing the value of this meat. If rightfully obtained, all food is pure and
wholesome!"
As
they continued to approach the city, King Fruitful thought, "Queen Sivali
keeps following me. This is a bad thing for a monk. People say, 'He has given
up his kingdom, but he can't get rid of his wife!' I must find a way to teach
her she must go."
Just
then they came upon some playing children. Among them was a girl with one
bracelet on one wrist and two on the other. Thinking she was a wise child, the
king asked her, "My child, why does your one arm make noise with every
movement, while the other does not?"
The
little girl replied, "Oh monk, it's because on one arm there are two
bracelets, while on the other there is only one. Where there are two, it's the
second that clangs against the first and makes noise. The arm with only one
bracelet remains silent. So if you would be happy, you must learn to be
contented when alone."
The
Bodhisattva
said to the queen, "Do you hear the wisdom of this child? As a monk I
would be ashamed to let you stay with me in front of her. So you go your way
and I'll go mine. We are husband and wife no more - good-bye!"
The
queen agreed and they took separate paths. But she became grief-stricken again
and returned to follow the king. They entered the city together, so he could collect
alms food.
They
came to the house of an arrow maker. They watched him wet the red-hot arrow,
and straighten it while sighting down the shaft with only one eye open. The
king asked him, "Friend, to make the arrow perfectly straight, why do you
view it with one eye open and the other shut?"
The
arrow maker answered, "With both eyes open, the wide view of the second
eye is distracting. Only by concentrating my view in one eye can I truly see
the straightness of the arrow. So if you would be happy, you must learn to be
contented when alone."
The
king collected alms food and then they left the city. He said to the queen,
"Did you hear the same wisdom again from that craftsman? As a monk I would
be ashamed to let you stay with me in front of him. So you go your way and I'll
go mine. We are husband and wife no more - good-bye!" But still she
followed him.
Then
the Great Being cut a stalk of tall grass. He said to Queen Sivali, "Just
as the two pieces of this stalk of grass cannot be joined again, so I will not
join you again in the marriage bed! We two can never be joined together again.
Like a full stalk of uncut grass, live on alone, my ex-wife Sivali."
On
hearing this the queen went crazy with shock and grief. She beat herself with
both hands until she fell to the ground - completely unconscious. Realizing
this, the Bodhisattva quickly left the roadway. He erased his footsteps and
disappeared into the jungle.
First
he had given up the power and wealth of a king. Now he had given up the power
and desire of a husband. At last he was free to follow the path of a
Truth-seeking wandering monk. He made his way to the Himalayas and in only one
week he was able to develop special mental powers. Never again did he return to
the ordinary world.
Meanwhile
the royal ministers, who had been following at a distance, reached the fainted
queen. They sprinkled water on her and revived her. She asked, "Where is
my husband the king?" They said, "We don't know. Don't you
know?" In a panic she ordered, "Search for him!" They looked and
looked, but of course he was gone.
When
Queen Sivali recovered from her fear and grief, she realized she felt no anger,
jealousy or vengeance towards the monk Fruitful. Instead she admired him more
than at any time since the day they met, when she gave him her hand and led him
to the throne.
She
had monuments erected to honor the courageous King Fruitful on four sites:
where he had spoken with the floating holy man Narada, where he had eaten the
good meat left by the dog, where he had questioned the little girl, and also
the arrow maker.
Beside
the two mango trees in the royal garden, she had Prince Longlife crowned as the
new king. Together with the army and crowds of followers, they returned to the
city of Mithila.
In
spite of herself, Queen Sivali had learned something by following, and finally
losing, her husband King Fruitful. She too had tasted freedom!
The
wise lady gave up her royal duties. She retired to meditate in the garden by
the mango trees. With great effort, she gained a high mental state leading to
rebirth in a heaven world.
The moral is: It's easier to gain power than
to give it up.
No comments:
Post a Comment